A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

TIỂU HỌC HOÀNG VĂN THỤ - TÍCH CỰC BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN

Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể hướng tới hình thành phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất cho người học. Nhằm tiếp cận chương trình mới, sáng ngày 15 tháng 8, trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ đã tổ chức bồi dưỡng chuyên môn với nội dung: Văn hóa ứng xử trong trường học. Trong đó chú trọng về kĩ năng giao tiếp giúp giáo viên nâng cao nhận thức nhân cách của bản thân.

Trong buổi chuyên đề, PGS.TS Trần Thị Minh Hằng – giảng viên Học viện Quản lí Giáo dục đã cung cấp cho các thầy cô hiểu rõ về các yếu tố khoa học cấu thành văn hóa nhà trường. Giao tiếp có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động trong nhà trường. Đó là các chuẩn mực giao tiếp giữa giáo viên với học sinh, giữa cán bộ,  giáo viên, nhân viên nhà trường với các bậc phụ huynh,  thông qua đó giải quyết được các vấn đề của lớp học, nắm bắt được tình hình học sinh. Văn hóa ứng xử đóng vai trò quan trọng trong quá trình dạy học, giúp thầy mẫu mực, trò lễ độ, khuôn phép hơn. Hiệu quả dạy học không chỉ phụ thuộc vào năng lực chuyên môn và khả năng sử dụng các phương pháp dạy học mà còn nằm ở phong cách, thái độ ứng xử của nhà giáo đối với học sinh. Giáo viên phải luôn tạo không khí thoải mái, giao tiếp một cách tự nhiên, không gò bó. Nhờ vậy, học sinh sẽ hợp tác tích cực, trao đổi với giáo viên một cách gần gũi, cởi mở hơn. Cô chia sẻ những câu chuyện đời thường và hướng người nghe đến những cách xử lý tình huống cho phù hợp, lịch sự.

 

PGS.TS Trần Thị Minh Hằng chia sẻ văn hóa ứng xử trong trường học.

Qua bài giảng đầy bổ ích, mỗi giáo viên đều tâm đắc và ý thức, trách nhiệm về lời nói của mình trong giao tiếp, có hành vi ứng xử đúng mực với học sinh, phụ huynh và đồng nghiệp nhằm cân bằng giữa dạy “chữ” và dạy “người”.


Tác giả: Vũ Hậu
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết